Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Kinh tế học căn bản: Hiểu sai về lợi thế so sánh

KINH TẾ HỌC CĂN BẢN

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

NHẦM LẪN: HIỂU SAI VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

Các sinh viên nhầm, các học cũng nhầm, các chính trị gia cũng nhầm trong mọi lúc: họ nhầm lợi thế so sánh với lợi thế tuyệt đối. Chẳng hạn, quay về những năm 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ dường như tụt hậu so với Nhật Bản, người ta thường nghe các bình luận viên khuyến cáo rằng nếu không cải thiện năng suất, chẳng bao lâu Hoa Kỳ sẽ chẳng còn ưu thế so sánh ở bất cứ thứ gì.

Điều mà các bình luận viên ngụ ý thật ra là Hoa Kỳ sẽ chẳng còn ưu thế tuyệt đối ở bất cứ điều gì - sẽ có lúc người Nhật giỏi hơn về mọi phương diện. (Điều đó đã không xảy ra, nhưng đó là một câu chuyện khác.) Và họ có suy nghĩ rằng trong trường hợp đó, Hoa Kỳ sẽ chẳng lợi lộc gì từ thương mại với Nhật.

Nhưng trong ví dụ của ta, Brazil có lợi từ thương mại với Hoa Kỳ (và ngược lại) cho dù Hoa Kỳ sản xuất cả máy bay lớn lẫn máy bay nhỏ giỏi hơn, trên thực tế các quốc gia vẫn có lợi từ thương mại cho dù họ kém năng suất trong mọi ngành công nghiệp so với các nước mà họ thương mại.

(Còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, xuất bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét