Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access - Chương 7 - Chuyển mô hình qui trình kinh doanh sang cơ sở dữ liệu logic

James Perry, Richard Newmark


Chương 7
Nhập môn mô hình dữ liệu cho hệ thông tin kế toán


Chuyển mô hình qui trình kinh doanh sang cơ sở dữ liệu logic


Với việc thêm khóa chính và các thuộc tính khác vào mô hình qui trình kinh doanh của Pipefitters, mô hình dữ liệu đã hoàn tất. Mô hình dữ liệu vừa tạo còn gọi là mô hình dữ liệu khái niệm (conceptual data model) vì đó là sơ đồ các khái niệm (thực thể) và quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, trước khi có thể tạo tác qui trình mua hàng - chi tiền của Pipefitters trong Access, bạn cần chuyển mô hình khái niệm sang mô hình logic (logical model). Vì Access là cơ sở dữ liệu quan hệ, mô hình logic sẽ trình bày dữ liệu theo cách có thể được tạo tác trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Việc chuyển đổi này yêu cầu bạn phải tạo các quan hệ bằng cách áp đặt khóa ngoại và tạo các bảng-quan-hệ.

Với qui trình mua hàng - chi tiền của Pipefitters, bạn sẽ đi theo các qui tắc tạo quan hệ dựa trên lực lượng. Đôi khi có những xem xét khác tham gia vào việc quyết định liệu có nên dùng khóa ngoại hay bảng-quan-hệ để liên kết các bảng thực thể với nhau hay không, nhưng ta sẽ chỉ tập trung vào các qui tắc dựa trên lực lượng trong ví dụ này. Những quan tâm khác sẽ được đề cập ở các chương sau.

Hãy nhớ các qui tắc sau đây khi tạo quan hệ:


  1. Với quan hệ 1-M, hãy áp đặt khóa chính từ phía “1” của quan hệ vào bảng ở phía “M” của quan hệ. Khóa chính ở phía “1” sẽ trở thành khóa ngoại trong bảng ở phía “M”.
  2. Luôn luôn tạo bảng-quan-hệ (còn gọi là bảng cầu nối hay bảng nối) cho quan hệ M-M. Khóa chính của bảng-quan-hệ được tạo bằng cách kết hợp các khóa chính từ 2 bảng tham gia vào quan hệ. Đây gọi là khóa chính phức hợp (composite).
  3. Với quan hệ 1-1, hãy áp dụng khóa chính của một bảng vào bảng kia, nhưng không áp đặt cả hai khóa. Trước khi áp đặt khóa ngoại cho quan hệ 1-1, hãy chắc chắn là có lý do để lưu dữ liệu ở 2 bảng riêng biệt thay vì kết hợp chúng lại thành một bảng.


BÀI TẬP 7.6: TẠO MÔ HÌNH QUI TRÌNH KINH DOANH – THÊM KHÓA NGOẠI VÀ BẢNG-QUAN-HỆ
Hãy áp dụng 2 qui tắc tạo quan hệ đầu tiên vào đáp án của bài tập 7.5 (xem Hình 7.9). Qui tắc 3 không áp dụng vào qui trình mua hàng - chi tiền của Pipefitters vì không có quan hệ 1-1. Hãy thêm khóa ngoại vào các bảng thích hợp và đặt khóa chính cho bảng-quan-hệ ngay bên dưới quan hệ nào sau này sẽ trở thành bảng.

Đáp án được trình bày ở Hình 7.10. Đuôi mũi tên trong Hình 7.10 chỉ định bảng phát sinh khóa ngoại và đầu mũi tên chỉ định bảng chứa khóa ngoại. Mũi tên luôn bắt nguồn từ phía “1” của quan hệ và đi đến phía “M” của quan hệ.

Hình 7.10. Áp đặt khóa ngoại và tạo bảng-quan-hệ.

Hình 7.10 còn chỉ ra các hình chữ nhật bên cạnh quan hệ nhiều-nhiều. Hình chữ nhật thể hiện rằng quan hệ M-M sẽ trở thành bảng, cũng như các hình chữ nhật biểu diễn thực thể sẽ trở thành bảng trong cơ sở dữ liệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét