Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Phát triển HTTT kế toán bằng MS Access - Chương 8 - Quan hệ đối ngẫu giữa các biến cố kinh tế

James Perry, Richard Newmark


Chương 8
Qui trình bán hàng - thu tiền


Quan hệ đối ngẫu giữa các biến cố kinh tế


BÀI TẬP 8.1: MÔ HÌNH QUAN HỆ ĐỐI NGẪU CHO QUI TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN CỦA PIPEFITTERS SUPPLY COMPANY

1. Dựa trên tường thuật về qui trình bán hàng - thu tiền của Pipefitters, hãy vẽ các thực thể và quan hệ đối ngẫu giữa chúng như được minh họa trong Chương 7.

2. Hãy nhận diện biến cố gia lượng kinh tế (biến cố trong đó Pipefitters nhận vào) bằng dấu “+”.

3. Hãy nhận diện biến cố giảm lượng kinh tế (biến cố trong đó Pipefitters cho ra) bằng dấu “-”.

4. Hãy thêm lực lượng vào mô hình.

Hình 8.1 thể hiện quan hệ đối ngẫu cho qui trình bán hàng - thu tiền của Pipefitters. Bán hàng Sale (Delivery) là biến cố giảm lượng kinh tế; hàng được gửi đến khách hàng. Thâu ngân Cash Receipt là biến cố gia lượng kinh tế. Để ý rằng 2 biến cố này không cần phát sinh đồng thời. Khi hàng hóa được bán trước khi nhận tiền, thường là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, công ty sẽ có nợ phải thu (accounts receivable). Không như hệ bút toán kép, ta không ghi nhận nợ phải thu. Thay vào đó, ta tính ra nợ phải thu bằng cách lấy tổng tất cả biến cố bán trừ tổng tất cả biến cố thâu ngân liên quan. Bạn sẽ dùng truy vấn để tính nợ phải thu và các thông tin tài chính khác sau này  trong chương.

Hình 8.1 Quan hệ đối ngẫu bán hàng - thu tiền của Pipefitters Supply Company.

Vì Pipefitters cho phép một số khách hàng thanh toán theo từng đợt, một đợt bán có thể có nhiều đợt thâu ngân đi kèm. Vì thế, phía thâu ngân Cash Receipt của quan hệ là “M”. Vì một đợt thâu ngân chỉ đi kèm với một hóa đơn, phía bán hàng Sale (Delivery) của quan hệ là “1”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét