Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Kiến thức phổ thông: Chủ nghĩa thực chứng logic - Logical Positivism

CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG LOGIC - LOGICAL POSITIVISM

Chủ nghĩa thực chứng logic là một trào lưu triết học bắt nguồn từ Vienna, thủ đô Cộng hòa Áo, vào những năm 1920. Trường phái này khăng khăng cho rằng chỉ có kiến thức khoa học mới là thật, và vai trò của triết học là làm sáng tỏ các khái niệm và khẳng định cơ bản. Vì vậy mọi thắc mắc về siêu hình học, đạo đức học, và thẩm mỹ học - chẳng hạn "Hiện hữu là gì?" hay "Điều gì là tốt?" - bị loại trừ vì vô nghĩa, vì mọi giải đáp đưa ra đều không chứng minh được là đúng hay sai.

Chủ nghĩa thực chứng logic cho rằng một tuyên bố chỉ có nghĩa nếu ta có thể kiểm chứng được. Có hai cách kiểm chứng một tuyên bố. Thứ nhất, tuyên bố đó có thể được kiểm tra về mặt thực nghiệm. Phát biểu "Hòn đá này nặng 10 kg" có thể được kiểm chứng bằng cách cân hòn đá đó. Thứ hai, lời tuyên bố chẳng hạn "Sẻ là một loài chim" có thể được kiểm chứng dựa vào định nghĩa của các từ trong tuyên bố đó và cấu trúc ngữ pháp của nó. Về sau các triết gia thấy rằng chủ nghĩa thực chứng logic quá hạn chế, nên đã phát triển những lý thuyết tinh tế hơn về ngôn ngữ và ý nghĩa.


-- Hình: Chủ nghĩa thực chứng logic kiểm chứng các phát biểu như "Sẻ là một loài chim" dựa vào ngữ pháp và định nghĩa từ vựng trong đó. Chẳng hạn "Sẻ là gì?", "Chim là gì?", "Loài là gì?" (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/73/Tree_Sparrow_Japan_Flip.jpg)
-- Nguồn: Ian Crofton (2013) Tóm lược các tư tưởng lớn: 200 khái niệm làm thay đổi thế giới được diễn giải tức thì, Quercus.
-- Bài được tập hợp tại Kiến thức phổ thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét