Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Kinh tế học căn bản: Hiệu quả

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

TƯƠNG NHƯỢNG: ĐƯỜNG BIÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

HIỆU QUẢ

Đầu tiên, đường biên khả năng sản xuất là cách hay để minh họa một khái niệm kinh tế tổng quát, đó là hiệu quả. Nhắc lại từ Chương 1 rằng nền kinh tế là hiệu quả nếu không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào - tức chẳng có cách nào làm một số người khấm khá hơn mà không làm người khác khó khăn hơn.

Một yếu tố chủ chốt của hiệu quả là không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội sản xuất nào. Chừng nào Boeing còn vận hành trên đường biên sản xuất, sản xuất của họ là có hiệu quả. Tại điểm A, 15 Dreamliners là số lượng khả thi tối đa cho trước là Boeing đã cam kết sản xuất 20 máy bay nhỏ; tại điểm B, 9 Dreamliners là con số tối đa có thể sản xuất cho trước quyết định sản xuất 28 máy bay nhỏ; ... Nhưng giả định rằng vì lý do nào đó Boeing đang vận hành tại điểm C, sản xuất 20 máy bay nhỏ và 9 Dreamliners. Trong trường hợp này, Boeing không vận hành hiệu quả: nó đã có thể sản xuất cả hai loại máy bay nhiều hơn.

Mặc dù ta đã dùng ví dụ về các chọn lựa sản xuất của một nền kinh tế hai sản phẩm và một công ty để minh họa hiệu quả và không hiệu quả, những khái niệm này còn áp dụng trong nền kinh thế thực, vốn gồm nhều công ty và sản xuất nhiều hàng hóa. Nếu nền kinh tế về tổng thể không thể sản xuất bất kỳ hàng hóa nào nhiều hơn mà không sản xuất ít hơn hàng hóa khác - nghĩa là nếu nó nằm trên đường biên khả năng sản xuất - thì ta nói rằng nền kinh tế đó sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có thể sản xuất nhiều hơn hàng hóa nào đó mà không sản xuất ít đi các hàng hóa khác - thì nền kinh tế đó không hiệu quả. Đó là điều không tốt, vì nền kinh tế đã có thể sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hữu ích hơn.

Mặc dù đường biên khả năng sản xuất giúp làm rõ ý nghĩa của một nền sản xuất hiệu quả, thật quan trọng để hiểu rằng sản xuất chỉ là một phần yêu cầu hiệu quả của một nền kinh tế tổng thể. Hiệu quả đòi hỏi nền kinh tế phải cấp phát tài nguyên để đáp ứng người tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Nếu nền kinh tế làm được điều này, ta nói rằng nó cấp phát hiệu quả. Để thấy tại sao cấp phát hiệu quả lại quan trọng ngang tầm với sản xuất hiệu quả, hãy để ý các điểm AB trong Hình 2-1, cả hai đều thể hiện những tình huống mà nền kinh tế sản xuất hiệu quả, vì trong từng trường hợp, nền kinh tế không thể sản xuất hàng hóa nào nhiều hơn mà không phải sản xuất ít hơn hàng hóa khác. Nhưng từ quan điểm xã hội, hai tình huống này có thể không được mong muốn như nhau. Giả định rằng xã hội thích có 28 máy bay nhỏ và 9 Dreamliners, ứng với điểm B. Trong trường hợp này, từ quan điểm tổng thể của nền kinh tế, điểm A cấp phát không hiệu quả vì xã hội muốn Boeing sản xuất tại điểm B hơn là điểm A.

Ví dụ này chỉ ra rằng để nền kinh tế về tổng thể là hiệu quả thì đòi hỏi phải vừa sản xuất hiệu quả và vừa cấp phát hiệu quả: để hiệu quả, nền kinh tế phải sản xuất từng loại hàng hóa càng nhiều càng tốt so với việc sản xuất các hàng hóa khác, đồng thời nó phải sản xuất được các hàng hóa mà người dân muốn tiêu thụ. (Đồng thời nó cũng phải đưa hàng hóa đến đúng người: nền kinh tế nào mà giao máy bay nhỏ cho các hãng hàng không quốc tế và Dreamliner cho các hãng hàng không phục vụ những sân bay nhỏ ở nông thôn thì không hiệu quả.)

Trong thực tế, những nền kinh tế mệnh lệnh, chẳng hạn Liên Xô trước đây, rõ ràng đã cấp phát không hiệu quả. Chẳng hạn, người tiêu dùng thường thấy cửa hàng chất đầy hàng hóa mà ít người có nhu cầu nhưng lại thiếu thốn những hàng hóa thiết yếu như xà phòng và giấy vệ sinh.

(còn tiếp)


-- Hình 2-1: Đường biên Khả năng Sản xuất
-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét