CHÚNG TÔI CHƯA CÓ THỜI GIAN SUY NGHĨ, CHỈ BIẾT LÀM HÙNG HỤC
Nếu phải hoàn thành công việc, bạn dành bao nhiêu phần trăm thời gian để thực sự làm công việc đó? Chắc chắn không phải 100%. Ắt phải có thời gian động não, khảo sát phương pháp mới, hình dung cách nào tránh được những thứ lặt vặt, đọc sách, tham gia lớp học, và giải trí thuần túy.
Nhớ lại những năm làm quản lý của mình, cả hai đều kết luận rằng chúng tôi đã sai lầm trong vấn đề này. Chúng tôi đã dành quá nhiều thời gian hoàn thành công việc và hầu như không đủ thời gian đặt câu hỏi quan trọng sau, "Có cần phải làm điều này không?" Tâm lý làm bánh đều đều thậm chí là lời nói cửa miệng cho ý tưởng tư duy về công việc. Mọi nỗ lực đều dồn hết vào hành động. Nếu phải biện hộ cho lý do thiếu thời gian suy nghĩ, thì đó luôn là áp lực thời gian - làm như việc sẽ chẳng xong nếu không bị áp lực về thời gian.
Nhu cầu có một phương pháp thấu đáo hơn sẽ trở nên cần thiết khi tiền cược tăng cao. Nó thực sự cần thiết khi phải nỗ lực vượt bậc buộc ta phải làm ít lại và suy nghĩ nhiều hơn cho công việc. Càng đòi hỏi phải nỗ lực vượt bậc, các thành viên càng cần phải học giao tiếp tốt với nhau và thích thú với công việc. Dự án nào cần phải hoàn thành tại một thời hạn cố định bất khả phải là dự án không cho phép giảm bớt các cuộc động não thường xuyên, thậm chí phải tổ chức ăn tối hay hoạt động tương tự để bàn về dự án, giúp các thành viên ăn ý với nhau.
Nhưng tất cả những thứ đó đều là dạy đời. Mọi người đều hiểu và đều làm theo, có phải vậy không? Sai. Chúng ta đều chuyên chú vào chuyện phải Làm Gì đó, ta chỉ dành 5% thời gian cho các hoạt động tổ hợp, bao gồm việc lập kế hoạch, khảo sát phương pháp mới, tham gia lớp học, đọc sách, ước lượng, lập kinh phí, lập lịch, và bố trí nhân sự. (Con số 5% có được từ một phân tích trên các dự án phát triển hệ thống, nhưng dường như cũng đúng trong trường hợp tổng quát hơn, có lẽ đúng với mọi nhân viên lĩnh lương.)
Con số thống kê việc đọc sách thật đáng thất vọng: Chẳng hạn, một người phát triển phần mềm trung bình chẳng có quyển sách trong tay nào liên quan đến công việc của họ, họ chưa từng đọc một quyển như vậy. Điều này là khủng khiếp với những ai quan tâm đến chất lượng công việc trong lĩnh vực này; với những đồng nghiệp viết sách như chúng tôi, đây thật sự là một thảm kịch.
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét