2 ĐÃ LÀM BÁNH THÌ PHẢI BÁN ĐƯỢC
Phát triển khác cơ bản với sản xuất. Nhưng người quản lý phát triển và nỗ lực đi kèm lại thường cho phép tư duy của họ định hình bởi triết lý quản lý bắt nguồn hoàn toàn từ môi trường sản xuất.
Lúc này hãy hình dung là bạn đang làm đốc công của một chi nhánh bán thức ăn nhanh tại địa phương. Sẽ hiển nhiên nếu bạn áp dụng một hay tất cả các biện pháp sản xuất hiệu quả sau:
* Loại bỏ mọi sai sót. Khiến cỗ máy (cỗ máy con người) chạy càng trơn tru càng tốt.
* Phân định rõ ràng giữa làm việc và giải trí.
* Tối ưu trạng thái đều đều. (Đừng thắc mắc làm sao đạt được trạng thái đó hay làm sao để kết thúc nó.)
* Chuẩn hóa qui trình làm việc. Phải làm theo tài liệu hướng dẫn.
* Không được thí nghiệm - chuyện đó đã có người khác lo.
Đây là cách tiếp cận hợp lý nếu bạn kinh doanh thức ăn nhanh (hay trong môi trường sản xuất bất kỳ), nhưng bạn đâu phải như vậy. Tâm lý "đã làm bánh thì phải bán được" có thể gây thảm họa trong lĩnh vực phát triển. Nó chỉ làm đội ngũ xuống tinh thần và bị phân tâm. Phong cách quản lý này xung đột trực tiếp với công việc.
Để quản lý người làm việc trí óc hiệu quả, bạn cần áp dụng các biện pháp gần như trái ngược với những biện pháp kể trên. Chúng được trình bày sau đây.
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét