Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Kinh tế học căn bản: Mô hình gặm nhấm nền kinh tế

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

DÀNH CHO NGƯỜI HAM HỌC: MÔ HÌNH GẶM NHẤM NỀN KINH TẾ

Mô hình chỉ là mô hình, phải vậy không? Vì thế khả năng tàn phá của nó đến độ nào? Nhà kinh tế rất có thể đã trả lời câu hỏi đó trước cuộc tan chảy tài chính 2008-2009 khác nhiều so với sau đó. Khủng hoảng tài chính 2008-2009 tiếp tục tác động đến tận hôm nay - một minh chứng cho lý do tại sao mô hình kinh tế là hết sức quan trọng. Với một mô hình kinh tế - mô hình kinh tế tồi như ta chứng kiến - đã đóng vai trò quan trọng trong nguồn gốc khủng hoảng.

"Mô hình gặm nhấm nền kinh tế" bắt nguồn trong lý thuyết tài chính, nhánh kinh tế học tìm cách hiểu những tài sản như chứng khoán và trái phiếu nào có giá trị. Lý thuyết gia tài chính thường được thuê (với mức lương rất cao) để tạo những mô hình toán học phức tạp nhằm giúp công ty đầu tư quyết định mua và bán tài sản nào với giá bao nhiêu.

Lý thuyết tài chính đã trở nên ngày càng quan trọng khi Wall Street (một quận thuộc thành phố New York nơi hầu hết các công ty đầu tư lớn đều đặt trụ sở chính ở đó) đã dịch chuyển từ mua bán những tài sản đơn giản như chứng khoán và trái phiếu sang các tài sản phức tạp hơn - đặc biệt là chứng khoán thế chấp (mortgage-backed securities, viết tắt là MBS). Một MBS là tài sản mà chủ sở hữu của nó có nguồn thu nhập dựa vào những chi trả của hàng ngàn người vay tiền mua nhà. Nhà đầu tư muốn biết độ rủi ro của tài sản này ra sao. Nghĩa là, khả năng mất tiền của nhà đầu tư trên một MBS ra sao?

Dù không đi vào chi tiết, ước lượng khả năng mất tiền trên một MBS là một vấn đề phức tạp, bao gồm việc tính xác suất ngưng trả tiền thế chấp từ số lượng đáng kể trong hàng ngàn chủ nhà liên quan đến chứng khoán của bạn. Chừng nào còn chưa tính xong xác suất đó thì nhà đầu tư không muốn mua MBS. Để tạo doanh số, các công ty Wall Street cần cung cấp cho khách hàng có tiềm năng  mua MBS một ước lượng rủi ro.

Năm 2000, một lý thuyết gia tài chính Wall Street công bố rằng ông đã giải được bài toán này bằng cách khái quát thống kê quá mức - giả định rằng chủ nhà ngày nay ít ngưng trả tiền thế chấp hơn so với những thập niên trước đây. Từ giả định này, ông xây dựng một mô hình đơn giản ước lượng rủi ro khi mua MBS. Nhà đầu tư tài chính yêu thích mô hình này vì nó đã mở ra thị trường to lớn và sinh lợi bất thường cho họ. Dùng mô hình đơn giản này, Wall Street có thể tạo và bán hàng tỉ MBS, tạo ra hàng tỉ lợi nhuận cho bản thân họ.

Nhà đầu tư đã nghĩ rằng họ tính được rủi ro mất tiền khi mua một MBS. Một số chuyên gia tài chính ngoài cuộc - cụ thể là Darrell Duffie, một giáo sư tài chính tại đại học Stanford - đã khuyến cáo rằng những ước lượng rủi ro của mô hình đơn giản này là sai hoàn toàn. Ông và các nhà phê bình khác cho rằng khi đi tìm sự đơn giản, mô hình đã đánh giá quá thấp khả năng nhiều chủ nhà ngưng trả tiền thế chấp, khiến nhà đầu tư MBS gặp rủi ro mất tiền cao.

Các khuyến cáo đó bị bỏ ngoài tai - họ không màng đến vì Wall Street đang làm ra rất nhiều tiền. Hàng tỉ đô-la MBS đã được bán cho nhà đầu tư Hoa kỳ và nước ngoài. Đến năm 2008-2009, các nhà phê bình khuyến cáo về thảm họa bùng nổ. Trong thập niên trước, giá nhà ở Mỹ nâng lên quá cao, thế chấp đã áp dụng cho quá nhiều người không có khả năng chi trả. Khi giá nhà xuống thấp lè tè thì hàng triệu chủ nhà ngưng trả thế chấp. Mất mát đổ lên nhà đầu tư MBS, một bằng chứng quá rõ ràng cho thấy mô hình đã đánh giá quá thấp rủi ro. Khi các nhà đầu tư và tổ chức tài chính toàn thế giới nhận ra mức độ mất mát của họ, nền kinh tế thế giới đột ngột ngưng trệ, đến hôm nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

(còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản (http://cstmind.blogspot.com/p/kinh-te-hoc-can-ban.html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét