ĐỊNH MỨC SAI SÓT
Với người làm việc trí óc, thỉnh thoảng sai sót là tất yếu và tốt cho công việc của họ. Nhưng hầu như có mối liên hệ kinh thánh giữa sai sót khi làm việc và trọng tội. Đây là thái độ ta cần đau đớn chấp nhận để thay đổi.
Nói chuyện với một nhóm quản lý phần mềm, chúng tôi giới thiệu chiến lược mà chúng tôi cho đó là thiết kế lặp (iterative design). Ý kiến cho rằng một số thiết kế có bản chất dễ gây trục trặc; phải loại bỏ chúng chứ không nên sửa chữa. Cần dự liệu những ngõ cụt đó khi thiết kế. Mất mát phải trả cho ngõ cụt đó sẽ nhỏ nếu làm lại từ đầu. Ngạc nhiên là nhiều người quản lý cảm thấy điều này sẽ đưa đến một vấn đề chính trị bất khả cho lãnh đạo: "Làm sao có thể vất đi một sản phẩm mà công ty chúng tôi đã trả tiền để thực hiện nó?" Dường như họ tin rằng giải cứu phiên bản khiếm khuyết thì sẽ tốt hơn cho dù về lâu dài có thể phải chi nhiều hơn.
Nuôi dưỡng môi trường không được phạm lỗi chỉ khiến người ta phòng thủ. Họ không dám thử nghiệm những thứ có thể đưa đến thất bại. Bạn khuyến khích sự phòng thủ này khi bạn cố gắng hệ thống hóa qui trình, khi bạn áp đặt các phương pháp cứng nhắc để nhân viên không được thực hiện bất kỳ quyết định chiến lược nào khiến bản thân họ phải sai lầm. Mức độ công nghệ trung bình có thể được cải thiện tương đối bằng cách áp dụng bất kỳ biện pháp ngăn chặn sai sót. Tuy nhiên, xã hội học đội ngũ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biện pháp trái ngược sẽ là khuyến khích nhân viên phạm một số sai lầm. Bạn thực hiện điều này bằng cách thỉnh thoảng hỏi đồng nghiệp những ngõ cụt mà họ gặp phải, bằng cách chắc chắn biết họ hiểu rằng "không" có gì là giải pháp tốt nhất. Khi gặp thất bại, nên chúc mừng họ - đó là một phần trong lý do họ được trả lương.
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét