Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Nhân liệu (Peopleware): Chất lượng là miễn phí, nhưng...

CHẤT LƯỢNG LÀ MIỄN PHÍ, NHƯNG...

Philip Crosby đã trình bày khái niệm tương tự trong quyển sách của mình, Chất lượng là Miễn phí, xuất bản năm 1979. Trong quyển sách này, Crossby đưa ra nhiều ví dụ và lập luận chắc chắn về ý tưởng để người phát triển tự thiết lập một chuẩn chất lượng thỏa mãn sẽ đưa đến kết quả là lợi ích năng suất sẽ đủ bù đắp chi phí nâng cao chất lượng.

Chúng tôi hồ nghi ghê gớm rằng quyển sách của Crossby làm hại hơn là đem lợi cho ngành công nghiệp. Vấn đề là rất nhiều người quản lý chưa đọc nó, nhưng mọi người đều nghe đến nó. Tựa đề đã trở thành toàn bộ bức thông điệp. Người quản lý khắp nơi đều ca tụng chất lượng: "Bầu trời là giới hạn của chất lượng, ta muốn bao nhiêu chất lượng miễn phí thì sẽ có bấy nhiêu!" Điều này chắc chắn không phải là ý thức tích cực. Thái độ đó trái ngược với điều mà Crossby đề cao.

Thông điệp thực tế về mối liên hệ giữa chất lượng và năng suất cần được trình bày hơi khác như sau:

Chất lượng là miễn phí, nhưng chỉ cho những ai muốn trả giá cao cho nó.

Tổ chức nào chỉ muốn chi 0 đồng cho chất lượng thì luôn nhận được tiền nào của đó. Chính sách "Chất lượng - Nếu Thời gian Cho phép" sẽ đảm bảo rằng chẳng có chất lượng nào có thể chui vào sản phẩm.

Hewlett-Packard từ lâu đã là điển hình của một tổ chức gặt hái lợi ích từ việc tăng năng suất nhờ chuẩn chất lượng cao do người phát triển thiết lập. Kết quả là người phát triển biết rằng họ là một phần trong văn hóa xuất xưởng chất lượng cao hơn yêu cầu của thị trường. Cảm xúc về bản sắc chất lượng của họ làm tăng thỏa mãn công việc và họ có tỉ lệ biến động nhân sự thấp nhất trong ngành công nghiệp.

-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét