NGƯỜI NGHIỆN CÔNG VIỆC
Người nghiện công việc không biết bù đắp giờ phụ trội. Họ làm việc quá độ, cho dù hiệu suất có thể giảm sút. Đặt đủ áp lực lên họ là họ làm hỏng đời sống cá nhân của mình. Nhưng chỉ được một lúc. Chẳng bao lâu, thông điệp sau sẽ xuất hiện thậm chí với người nghiện công việc nhất:
Chậm lại đi, bạn đang làm tốt,
Bạn không thể được mọi điều bạn muốn trước thời hạn.
Cho dù thật lãng mạn trên ranh giới đêm nay.
Khi nào bạn mới hiểu rằng ... Vienna đang đợi bạn?
Một khi ý tưởng đó đã được tiêu hóa, nhân viên đó sẽ bỏ đi vĩnh viễn sau khi hoàn thành dự án. Nhận ra mình đã hy sinh một giá trị quan trọng (gia đình, tình cảm, nhà cửa, tuổi trẻ) vì một giá trị ít quan trọng (công việc) sẽ gây tổn thất nghiêm trọng. Nó khiến nạn nhân tìm cách báo thù. Anh ta sẽ không đi gặp lãnh đạo và giải thích một cách bình tĩnh và có suy xét rằng mọi thứ cần phải thay đổi trong tương lai - anh ta cứ bỏ việc, đây là tình trạng làm việc quá sức. Bằng cách này hay cách khác, anh đã ra đi.
Nghiện công việc là một bệnh lý, nhưng không phải bệnh lý như nghiện rượu mà chỉ tác động đến vài người không may. Nghiện công việc giống như dịch cảm lạnh: Ai cũng có lúc phải vật lộn với nó. Mục đích của chúng tôi khi viết về nó ở đây thì không đề cập quá nhiều đến nguyên nhân và điều trị, mà chỉ giải quyết vấn đề đơn giản hơn: với tư cách là người quản lý, bạn phải xử lý những nhân viên nghiện công việc ra sao. Nếu bạn bóc lột họ tận cùng theo kiểu Học thuyết Tây Ban Nha, cuối cùng bạn sẽ mất họ. Cho dù bạn tha thiết cần họ đến mức nào, bạn không thể để họ hy sinh cuộc sống cá nhân. Mất một người giỏi thì không đáng. Điều này vượt khỏi lĩnh vực hẹp về vấn đề nghiện công việc, mà ở chủ đề phức tạp hơn rất nhiều, đó là năng suất có nghĩa.
-- Nguồn: Tom DeMarco, Timothy Lister (2014) Nhân liệu (Peopleware): Các dự án và đội ngũ hiệu quả, xuất bản lần 3.
-- Bài được tập hợp tại Nhân liệu (Peopleware)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét