Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Kinh tế học căn bản: Các kiểu đồ thị số

PHỤ LỤC CHƯƠNG 2: ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ: TƯƠNG NHƯỢNG VÀ THƯƠNG MẠI (TIẾP THEO)

CÁC KIỂU ĐỒ THỊ SỐ

Rất có thể bạn đã thấy đồ trị trên báo nhằm chỉ ra sự thay đổi của các biến kinh tế theo thời gian chẳng hạn tỷ lệ thất nghiệp hay giá cổ phiếu. Đồ thị chuỗi thời gian (time-series graph) có những ngày liên tiếp nhau trên trục hoành và giá trị của biến phát sinh trong các ngày đó trên trục tung. Chẳng hạn, Hình 2A-8 cho thấy tổng sản lượng nội địa (GDP - gross domestic product) trên từng đầu người - một độ đo tương đối về tiêu chuẩn sống của một quốc gia - ở Hoa Kỳ từ năm 1947 đến năm 2010. Đường nối những điểm ứng với GDP thực tế trên từng đầu người ở mỗi quí trong các năm đó sẽ cung cấp một ý tưởng rõ ràng về xu hướng tiêu chuẩn sống tổng thể trong những năm đó.

Hình 2A-8: Đồ thị chuỗi thời gian

Hình 2A-9 là ví dụ về một kiểu đồ thị số khác. Nó biểu diễn thông tin về tiêu chuẩn sống từ một mẫu gồm 184 quốc gia, một lần nữa được đo theo GDP trên từng đầu người, và lượng phát thải carbon trên từng đầu người, một độ đo ô nhiễm môi trường. Mỗi điểm ở đây cho thấy tiêu chuẩn sống trung bình của một người dân và phát thải carbon hàng năm của người dân đó thuộc một quốc gia đã cho. Các điểm nằm ở phần trên phải của đồ thị, cho thấy tiêu chuẩn sống cao kết hợp với lượng phát thải carbon cao, biểu diễn các nước có nền kinh tế cao cấp chẳng hạn Hoa Kỳ. (Nước có lượng phát thải carbon cao nhất, ở phần trên màn hình, là Qatar). Các điểm nằm ở phần trái dưới đồ thị, cho thấy tiêu chuẩn sống thấp kết hợp với lượng phát thải carbon thấp, biểu diễn các nước có nền kinh tế ít cao cấp hơn chẳng hạn Afghanistan và Sierra Leone. Hình mẫu của những điểm này cho thấy có một quan hệ dương tính giữa tiêu chuẩn sống và lượng phát thải carbon trên từng đầu người: trên tổng thể, người dân ở các quốc gia có tiêu chuẩn sống cao hơn thì gây ô nhiễm nặng hơn. Kiểu đồ thì này được gọi là sơ đồ từng điểm (scatter diagram), tức sơ đồ mà mỗi điểm ứng với một quan sát thật sự của biến x và biến y. Trong sơ đồ từng điểm, một đường cong thường được so khớp với các điểm; nghĩa là một đường cong xấp xỉ được vẽ càng sát càng tốt mối quan hệ giữa các biến. Như bạn có thể thấy, đường so khớp (fitted line) ở Hình 2A-9 có độ dốc đi lên, cho thấy quan hệ dương tính giữa hai biến. Sơ đồ từng điểm thường được dùng để cho thấy cách làm thế nào một quan hệ tổng quát có thể được luận ra từ một tập hợp dữ liệu.

Hình 2A-9: Sơ đồ từng điểm

Biểu đồ tròn (pie chart) cho thấy sự phân chia trên tổng thể của nhiều thành phần khác nhau, thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm. Chẳng hạn Hình 2A-10 là biểu đồ tròn mô tả trình độ giáo dục của công nhân được trả lương tối thiểu do liên bang quy định hay thấp hơn vào năm 2011. Như bạn có thể thấy, phần lớn công nhân không có bằng đại học (phần màu cam) được trả ở mức tối thiểu hay thấp hơn. Chỉ có 7% công nhân có bằng đại học hoặc cao hơn được trả ở mức tối thiểu hay thấp hơn.

Hình 2A-10: Biểu đồ tròn

Đồ thị cột (bar graph) dùng các cột có chiều cao hay chiều dài khác nhau để biểu diễn những giá trị của một biến. Trong đồ thị cột ở Hình 2A-11, các cột cho thấy sự thay đổi theo phần trăm về số công nhân thất nghiệp ở Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2010, riêng cho da trắng (White), da đen hay Mỹ gốc Phi (Black or African-American), và Á châu (Asian). Giá trị chính xác của biến đang được đo có thể được viết ở đáy cột như trong hình này. Chẳng hạn, số công nhân da đen hay Mỹ gốc Phi thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng 9.4% từ năm 2009 đến năm 2010. Nhưng thậm chí không có các giá trị chính xác, việc so sánh chiều cao hay chiều dài cột có thể cung cấp nhận thức hữu ích về độ lớn tương đối của các giá trị khác nhau của biến.

Hình 2A-11: Đồ thị cột

(còn tiếp)

-- Nguồn: Paul Krugman (Nobel kinh tế 2008), Robin Wells, Kathryn Graddy (2014) Kinh tế học căn bản, tái bản lần ba.
-- Bài được tập hợp tại Kinh tế học căn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét